Xông lá trầu không vùng kín có tác dụng gì? Giải đáp chi tiết

07/08/2023 15:32 UTC - Lượt xem: 4731

Xông lá trầu không vùng kín là phương pháp đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao được các chị em truyền tai nhau và áp dụng phổ biến. Vậy lợi ích của phương pháp xông này là gì? Hãy cùng Wasaco tìm hiểu nhé!

Xông lá trầu không vùng kín

Lá trầu không có tác dụng gì?

Trước khi tìm hiểu về việc xông lá trầu không vùng kín, chúng ta hãy cùng khám phá công dụng đặc biệt của loại lá này nhé. Lá trầu không – một thực vật thân gỗ bền vững, sinh trưởng suốt nhiều năm, mang trong mình mùi thơm đặc trưng, tính ấm, và hương vị cay nồng, đã được biết đến với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, và sát trùng vượt trội.

Nó chứa đựng nhiều hoạt chất quý báu như Allylcatechol, chavicol, chavibetol, caryophyllen, carvacrol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, cadinen, tanin cùng với loạt các vitamin và axit amin, mang khả năng vượt trội trong việc diệt khuẩn, đối phó với virus, và kháng khuẩn. Trong mỗi 100g lá trầu không, chúng ta có thể tìm thấy tới 2,4% tinh dầu, thuộc các nhóm hóa học khác nhau, với khả năng kháng sinh mạnh mẽ, giảm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như Phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, và trực khuẩn lỵ…

Xông lá trầu không vùng kín

Lá trầu không được biết đến với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng vượt trội

Chính vì sở hữu đặc tính kháng khuẩn tốt nên lá trầu không được sử dụng để chữa những bệnh liên quan đến vùng kín, đây là phương pháp được rất nhiều người tin dùng.

Xông lá trầu không vùng kín – Lợi ích đặc biệt

Như Wasaco đã đề cập ở trên, vì lá trầu không có khả năng sát khuẩn, sát trùng tốt nên nó thường được sử dụng để điều trị một số bệnh lý phụ khoa như ngứa, nhiễm nấm, … Vậy những tác dụng xông lá vùng kín bằng lá trầu không có thể kể đến là gì?

1. Trị ngứa và giảm mùi khó chịu tại vùng kín

Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không đã trở thành một trong những biện pháp hữu ích trong việc giảm triệu chứng viêm âm đạo, được nhiều chị em áp dụng hiện nay. Phương pháp này cho phép các dưỡng chất từ lá trầu thẩm thấu sâu vào bên trong âm đạo, từ đó có khả năng tối ưu hóa hiệu quả trong việc tiêu diệt nấm men, vi khuẩn gây hại và viêm nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, tinh dầu tỏa ra từ lá trầu còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ mùi khó chịu tại khu vực này. Đồng thời, nó giúp thúc đẩy quá trình loại bỏ dịch nhầy và ứ đọng bên trong âm đạo. Không chỉ có vậy, tác dụng làm săn chắc da của lá trầu còn giúp se khít khu vực kín và thúc đẩy tốc độ lành tổn thương niêm mạc một cách hiệu quả.

2. Trị nấm candida

Xông hơi vùng kín với lá trầu không là giải pháp rất thích hợp với những chị em bị nhiễm nấm candida âm đạo. Lá trầu không có tính cay nóng tự nhiên, chứa nhiều chất tiêu viêm, sát khuẩn nên có tác dụng diệt ký sinh trùng, ức chế nấm men, đặc biệt là nấm candida.

Xông lá trầu không vùng kín

Lá trầu không có tác dụng diệt ký sinh trùng, ức chế nấm men, nấm candida

3. Điều trị viêm lộ tuyến tử cung

Theo nghiên cứu khoa học, lá trầu không chứa hàm lượng lớn polyphenol và chavicol. Những hoạt chất này có công dụng tuyệt vời trong việc diệt khuẩn mà khi xông lá trầu không vùng kín có thể đem lại hiệu quả cao:

  • Ngăn ngừa viêm nhiễm: Chất chống oxy hóa trong lá trầu không giúp các chị em ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm viêm nhanh chóng
  • Hỗ trợ giảm đau: Là loại thuốc tự nhiên nổi tiếng với công dụng làm giảm đau, lá trầu không cũng hỗ trợ giúp thuyên giảm những cơn đau mà viêm lộ tuyến tử cung gây ra.
  • Kháng viêm, kháng nấm: Những hoạt chất polyphenol và chavicol có trong lá trầu không giúp lá trầu không có công dụng kháng khuẩn tự nhiên, khử trùng và tiêu diệt các loại nấm gây bệnh phụ khoa. Từ đó, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm lộ tuyến như vi khuẩn, vi rút, nấm,….

4. Dùng làm thuốc giảm đau

Ngoài những công dụng trên, lá trầu không có tác dụng giảm đau đầu, đau do vết thương bầm tím, các vết trầy da hoặc sưng viêm, giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng.

Xem thêm bài viết liên quan tại: Lá xông hơi có những loại nào? 10+ loại lá dùng xông tốt

Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không an toàn, hiệu quả

Wasaco mách bạn một số cách xông lá trầu không vùng kín vô cùng hữu hiệu:

Xông lá trầu không vùng kín

Xông vùng kín bằng lá trầu không có thể thực hiện với nhiều cách khác nhau

1. Dùng lá trầu không rửa cô bé

Bên cạnh việc xông lá trầu không vùng kín, các chị em còn có thể sử dụng lá trầu như một loại dung dịch vệ sinh giúp làm sạch vùng kín.

Trước hết, dùng một nắm lá trầu không, rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước, đun sôi, để nguội. Sau đó, đổ nước đã đun vào chậu, rồi cho thêm một lượng nước sạch vừa phải để làm loãng dung dịch trầu không. Cuối cùng, các chị em có thể sử dụng loại nước này như nước rửa phụ khoa để vệ sinh bên ngoài cô bé.

Tuy nhiên, cần lau rửa “cô bé” nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu âm đạo để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng ngứa vùng kín trở nên trầm trọng hơn. Chỉ cần dùng nước lá trầu không để rửa âm đạo và không cần sử dụng thêm loại chất tẩy rửa nào khác. Sau khi vệ sinh xong cần thấm khô vùng kín. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên sử dụng lá trầu để vệ sinh âm đạo với tần suất 2-3 ngày/ tuần

2. Kết hợp lá trầu không cùng với muối biển để vệ sinh

Vì sở hữu những hoạt chất có tính kháng viêm và kháng khuẩn cao nên việc kết hợp muối biển với lá trầu không sẽ làm tăng hiệu quả khi điều trị ngứa “cô bé”. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên cần rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi cho nước và muối sạch vào đun sôi. Khi nước nóng, chị em có thể xông vùng kín khoảng 10 phút và chú ý đừng để bỏng. Sau khi nước đã nguội, tiến hành rửa nhẹ nhàng vùng kín. Để tăng hiệu quả trị ngứa, có thể sử dụng phương pháp này 2-3 lần/ tuần.

Xông lá trầu không vùng kín

Kết hợp muối biển với lá trầu không sẽ làm tăng hiệu quả khi điều trị ngứa “cô bé”

3. Lá trầu không kết hợp lá chè xanh

Lá chè xanh cũng là một trong những thảo dược thiên nhiên lành tính sở hữu nhiều công dụng. Do đó, việc kết hợp lá trầu và lá chè xanh sẽ làm tăng hiệu quả trị ngứa, kháng viêm.

Đối với mỗi lần sử dụng, cần chuẩn bị khoảng 10 lá trà xanh, 10 lá trầu không và 2 lít nước. Trước hết, các chị em phải rửa sạch lá trầu không và trà xanh. Sau đó vò nát, rồi đun sôi cùng 2 lít nước. Sau khi nước nguội, các chị em có thể dùng nước này để rửa vùng kín. Cũng tương tự như các phương pháp trên, chúng ta nên thực hiện 2-3 lần/ tuần.

4. Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không với húng quế

Sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh, lá húng quế có thể giúp tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn gây ngứa âm đạo. Không những thế, tinh dầu trong lá húng quế còn giúp khử mùi hôi vùng kín. Do đó, khi kết hợp xông lá trầu không vùng kín với loại lá này, các chị em sẽ thấy được hiệu quả tuyệt vời.

Đối với phương pháp này, cần chuẩn bị 5-6 lá trầu không và 1 nắm lá húng quế. Sau khi đã rửa sạch thì giã nát hoặc cạo cả hai lá và đun sôi trong nồi nước. Khi nước nóng, các chị em tiến hành xông trong khoảng 15 – 20 phút. Khi nước nguội có thể sử dụng để vệ sinh âm đạo.

xông lá trầu không vùng kín

Húng quế với trầu không giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa âm đạo 

5. Xông vùng kín bằng lá trầu không trị ngứa

Tinh dầu trong lá trầu không đi sâu vào trong vùng kín, làm sạch mùi hôi, ngăn chặn tình trạng nấm và ngứa nhờ cách xông bằng lá trầu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho mỗi lần xông lá trầu không vùng kín là 5 lá trầu không, 2 thìa muối và nước. Lá trầu không sau khi đã rửa sạch, vò nát (để tiết ra nhiều tinh dầu) thì cho vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút. Sau đó, bỏ thêm 2 thìa muối tinh, khuấy tan rồi đổ nước lá trầu không ra chậu nhỏ để chuẩn bị xông vùng kín. Trước khi xông, các chị em cần vệ sinh sạch sẽ âm đạo. Thời gian xông nên dao động từ 10 – 15 phút. Phần nước đã nguội sau khi xông có thể sử dụng làm nước vệ sinh âm đạo.

6. Ngâm vùng kín bằng lá trầu không kết hợp phèn chua

Phèn chua là vị thuốc phổ biến trong Đông y bởi nó có thể giúp long đờm, sát trùng, làm loãng máu, chống viêm nhiễm. Không những thế, phèn chua còn hỗ trợ ức chế một số loại vi khuẩn, làm lành vết loét và khử mùi hôi. Kết hợp phèn chua với lá trầu không là một biện pháp tuyệt vời giúp các chị em giảm viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Muốn thưc hiện phương pháp này, trước hết cần chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi và một ít phèn chua. Vò nhẹ lá trầu không sau khi đã rửa sạch, thêm phèn chua rồi đun sôi. Tiếp theo, đổ hỗn hợp vừa đun ra bát, có thể hòa thêm nước lạnh cho đỡ nónh. Nên thực hiện ngâm vùng kín trong khoảng 7 – 10 phút để tăng hiệu quả.

xông lá trầu không vùng kín

Kết hợp phèn chua với lá trầu giúp giảm viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương

7. Lá trầu không kết hợp với gừng tươi

Trong gừng có chứa hoạt chất Cineol giúp chống viêm, diệt khuẩn, nấm men và trùng roi rất tốt. Xông lá trầu không vùng kín kết hợp gừng tươi có tác dụng giảm viêm rất tốt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 7 lá trầu không và 1 nhánh gừng tươi. Rửa sạch hai nguyên liệu trên rồi vò nhẹ lá trầu và đem gừng đi cắt lát. Sau đó, bỏ chúng vào đun sôi trong khoảng 5 phút. Các chị em có thể sử dụng hỗn hợp này để ngâm và vệ sinh vùng kín hằng ngày

8. Lá trầu không và tỏi

Hoạt chất allicin trong tỏi như một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Chính bởi vậy, kết hợp với lá trầu không sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung, ngăn mùi hôi và nấm ngứa.

Để thực hiện phương pháp này, cần chuẩn bị khoảng 5-7 lá trầu không tươi và 3 nhánh tỏi.  Sau khi đã sơ chế nguyên liệu thì cho vào đun sôi, khi nước sôi thì đổ ra bát và có thể cho thêm nước lạnh để giảm độ nóng. Chị em nên sử dụng hỗn hợp này để ngâm vùng kín trong khoảng từ 5 – 10 phút.

xông lá trầu không vùng kín

Kết hợp tỏi với lá trầu không giúp giảm tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung, ngăn mùi hôi

Những lưu ý khi xông lá trầu không vùng kín

Xông hơi lá trầu không vùng kín là một phương pháp mang lại những công dụng tuyệt vời trong việc kháng nấm, kháng viêm, hỗ trợ giảm viêm âm đạo và các bệnh khác về vùng kín. Tuy nhiên, trong quá trình xông, các chị em cần để tâm tới một số lưu ý dưới đây:

  • Chọn lá trầu không đảm bảo chất lượng: Nên chọn những lá trầu sạch, tươi, không bị nhiễm hóa chất để bảo vệ cho sức khỏe và sự an toàn của “cô bé”.
  • Không được để nước lá trầu qua ngày hôm sau: Vì nếu tiếp tục để nước lá trầu sang ngày tiếp theo, khi đó việc xông sẽ không còn phát huy tác dụng.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng, không thụt rửa âm đạo: Việc thụt rửa âm đạo sẽ khiến vi khuẩn di chuyển ngược vào trong, đây là một trong những yếu tố gây ra viêm nhiễm.
  • Chỉ nên xông lá trầu 2-3/ tuần một lần: Đây là tần suất xông hợp lý nhất, mang đến hiệu quả tối ưu trong quá trình trị viêm nhiễm âm đạo.

Một số câu hỏi thường gặp của chị em về lá trầu không

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về lá trầu không. Hãy cùng Wasaco tìm hiểu nhé.

1. Xông lá trầu không vùng kín mấy lần một tuần?

Như Wasaco đã đề cập ở trên, các chị em chỉ nên xông vùng kín 2-3 lần/ tuần. Vệ sinh cô bé bằng lá trầu không quá nhiều lần sẽ gây ra tình trạng khô rát, khó chịu.

2. Bà bầu có thể sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín được không?

Tinh dầu trong lá trầu không giúp làm giảm viêm nhiễm, nấm ngứa. Do đó, lá trầu là một phương thuốc tự nhiên vô cùng hiệu quả trong việc chăm sóc vùng kín của các bà bầu sau sinh. Tuy nhiên, trong thời kì đang mang thai, các mẹ bầu cần hỏi ý kiến của bác sĩ về việc có nên sử dụng lá trầu hay không.

xông lá trầu không vùng kín

Lá trầu là phương thuốc tự nhiên vô cùng hiệu quả trong việc chăm sóc vùng kín

3. Vệ sinh bằng lá trầu không có làm thâm vùng kín không?

Vệ sinh “cô bé” bằng lá trầu không thể làm giảm thâm vì nguyên do chính khiến vùng kín bị thâm là do sự thay đổi hormone, hoặc đôi khi là do mặc quần áo quá chật và bó sát.

4. Bị kinh nguyệt thì có nên rửa vùng kín bằng lá trầu hay không?

Đây là một trong những thắc mắc được nhiều chị em quan tâm vào những ngày đèn đỏ. Trên thực tế, nước lá trầu chỉ có tác dụng kháng khuẩn và điều trị bề mặt. Đối với việc điều trị các bệnh viêm nhiễm từ bên trong là hoàn toàn không có tác dụng. Ngoài ra, lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên khi xông lá trầu không vùng kín có thể khiến vùng kín bị khô, ngứa ngáy. Do đó, theo các bác sĩ sản khoa, các chị em không nên vệ sinh vùng kín bằng lá trầu trong ngày đèn đỏ.

xông lá trầu không vùng kín

Không nên vệ sinh vùng kín bằng lá trầu trong ngày đèn đỏ

5. Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không có đem lại hiệu quả không?

Mặc dù lá trầu không có khả năng sát khuẩn và sát trùng mạnh, việc sử dụng lá trầu để rửa vùng kín chỉ giúp giảm đi sự không thoải mái từ môi trường bên ngoài, thay vì đạt được hiệu quả điều trị triệt hơn cho tình trạng ngứa do tác nhân gây bệnh.

Hơn nữa, việc thường xuyên sử dụng lá trầu để rửa hoặc ngâm vùng kín có thể dẫn đến tình trạng khô da tại khu vực này, làm mất cân bằng pH âm đạo. Điều này có thể giải thích tại sao một số chị em có thể trải qua sự giảm nhẹ về triệu chứng một thời gian sau khi sử dụng lá trầu, nhưng sau đó triệu chứng lại tái phát.

Để đạt được kết quả tốt hơn trong việc điều trị ngứa vùng kín, nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, nhận định tình trạng cụ thể và nhận được sự hướng dẫn về cách điều trị từ các chuyên gia. Việc này bao gồm việc sử dụng thuốc và các biện pháp xử lý đích danh để tiêu diệt các tác nhân gây ngứa và viêm bệnh, trong đó có thể có sự sử dụng các loại thuốc kháng sinh.

Xông lá trầu không vùng kín là phương pháp tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc làm giảm các tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng kín. Hy vọng qua bài viết này của Wasaco, chị em đã bỏ túi thêm được bí quyết chăm sóc “cô bé” đúng cách.

 




Bài xem nhiều