Cách làm trà gừng thế nào đơn giản, tiện lợi, tốt cho sức khỏe?

12/10/2023 09:35 UTC - Lượt xem: 4394

Cách làm trà gừng được người dùng tìm kiếm nhiều bởi những lợi ích tuyệt vời mà trà gừng mang lại. Không chỉ tốt cho sức khỏe, trà gừng còn giúp làm đẹp hiệu quả. Cùng Wasaco tìm hiểu nhé.

Cách làm trà gừng thế nào đơn giản – hiệu quả nhất

Cách làm trà gừng đơn giản – Tốt cho sức khỏe

Một tách trà ấm nóng là một lựa chọn tuyệt vời cho ngày thời tiết chuyển mùa, xua đi cái lạnh giá. Giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, dẻo dai hơn. Dưới đây là một số cách làm trà gừng đúng chuẩn công thức:

1. Trà gừng mật ong chanh giải cảm

Công thức pha trà gừng mật ong cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu sau:

  • Trà túi lọc.
  • Gừng tươi.
  • Mật ong.
  • Chanh.
  • Nước lọc sạch.
  • Ly, thìa, dao, nồi đun nước,…

Trà gừng mật ong chanh giải cảm

Trà gừng mật ong chanh

Sau đó thực hiện cách làm trà gừng mật ong như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch gừng rồi cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài.
  • Bước 2: Thái gừng nhỏ như hạt lựu và cho vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Cho trà túi lọc vào nồi nước gừng, đun thêm khoảng 5 phút trên lửa nhỏ và tắt bếp.
  • Bước 4: Vớt trà túi lọc ra ngoài, chờ nước nguội bớt và đổ nước gừng đun qua rây lọc.
  • Bước 5: Rót trà gừng vào ly, thêm nước cốt chanh và mật ong, khuấy đều.

2. Trà gừng giải cảm, giảm đau bụng kinh

Trà gừng pha vô cùng đơn giản với 3 nguyên liệu chính gồm: Gừng tươi, nước lọc, đường trắng. Nước trà này có tác dụng giải cảm, trị đau bụng trong ngày “đèn đỏ” cho chị em phụ nữ hiệu quả.

Trà gừng giải cảm, giảm đau bụng kinh

Trà gừng giải cảm

Cách làm trà gừng thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cạo vỏ, rửa sạch gừng và cắt thành sợi nhỏ.
  • Bước 2: Đun sôi nước trong nồi nhỏ và cho gừng sợi vào ly. Rót từ từ nước đun sôi vào trong ly khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Cho đường trắng vào ly nước gừng, khuấy đều đến khi tan đường. Chờ hỗn hợp nguội, bạn có thể thưởng thức.

3. Trà gừng quế cho ngày đông

Mùi thơm của quế và gừng kết hợp hài hòa, vị ngọt thanh rất dễ gây “nghiện” cho những ai thưởng thức. Để tạo ra món trà gừng quế nóng hổi bạn cần chuẩn bị nguyên liệu:

  • Gừng tươi.
  • Thanh quế.
  • Đường nâu.
  • Đường trắng.
  • Nước lọc.

Trà gừng quế cho ngày đông

Trà gừng quế cho ngày đông

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cạo vỏ gừng tươi, rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Chà sạch lớp bẩn có bên ngoài của thanh quế.
  • Bước 2: Nấu 2 nồi nước 500 ml. Một nồi thả gừng cắt mỏng, nồi thứ hai thả thanh quế. Đun sôi với lửa lớn trong vòng 40 phút và tắt bếp.
  • Bước 3: Dùng rây lọc bỏ gừng và quế. Sau đó đổ nước quế, gừng vào cùng 1 nồi, khuấy đều tay.
  • Bước 4: Cho đường nâu và đường trắng tỷ lệ 2:1 vào nồi nước trên và đảo đều trên bếp trong 10 phút với lửa vừa. Nêm nếm độ ngọt cho hợp khẩu vị và tắt bếp.

4. Trà gừng cùng gừng tươi

Bạn cần chuẩn bị gừng tươi, trà thái nguyên và nước lọc để pha chế trà gừng cùng gừng tươi. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho trà thái nguyên vào ấm pha trà chứa nước sôi khoảng 75 độ C. Tráng qua và bỏ lần nước đầu này.
  • Bước 2: Cho nước sôi vào ấm, hãm trà trong khoảng 25 giây và rót ra ly.
  • Bước 3: Rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ và cắt sợi nhỏ.
  • Bước 4: Cho nước và sợi gừng tươi vào nồi, đun sôi trên lửa nhỏ.
  • Bước 5: Cho nước gừng thu được và nước trà vào ly, khuấy đều tay và thưởng thức.

Trà gừng cùng gừng tươi

Trà gừng cùng gừng tươi

5. Trà gừng xoài hấp dẫn

Nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị để tăng thêm tính hấp dẫn cho nước uống trà gừng. Hãy thực hiện ngay cách làm trà gừng xoài ngay sau đây.

Nguyên liệu cần có: Xoài chín, trà gừng túi lọc, đường và lá bạc hà.

Trà gừng xoài hấp dẫn

Trà gừng xoài

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Gọt vỏ xoài chín, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm đường và xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Bước 2: Cho trà gừng túi lọc vào cốc, thêm nước nóng, để chờ trong vòng 7 phút và vớt túi trà ra ngoài.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp xoài đường đã xay vào ly nước trà gừng, khuấy đều. Bạn có thể trang trí thêm lá bạc hà để tăng thêm hấp dẫn cho ly nước.

6. Trà gừng thảo dược

Để có một ly trà gừng chất lượng bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Trà túi lọc.
  • Gừng tươi.
  • Đường.
  • Táo tàu.
  • Kỷ tử.
  • Nho khô.
  • Cam thảo.

Trà gừng thảo dược

Trà gừng thảo dược

Các bước thực hiện cách làm trà gừng thảo dược chi tiết như sau:

  • Bước 1: Đập dập nát gừng đã được rửa sạch và cạo vỏ bên ngoài.
  • Bước 2: Đun sôi nước, cho các loại thảo mộc vào và đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 8 phút.
  • Bước 3: Tiếp theo thêm gừng, trà túi lọc và đun thêm 5 phút, sau đó tắt bếp.
  • Bước 4: Chờ chút cho nước nguội và đổ hỗn hợp trà gừng thảo dược ra ly, thưởng thức.

7. Trà gừng bạc hà

Trà gừng bạc hà cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: Trà túi lọc, gừng tươi, lá bạc hà và bột đậu khấu.

Các bước thực hiện cách làm trà gừng bạc hà:

  • Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà và gừng tươi. Sau đó cạo sạch vỏ và thái lát gừng tươi, lá bạc hà để ráo nước.
  • Bước 2: Cho lá bạc hà, trà túi lọc vào bình thủy tinh, thêm nước sôi, hãm trong vòng 30 phút.
  • Bước 3: Đổ nước ra ly, trang trí với gừng tươi và lá bạc hà để tăng thêm phần hấp dẫn.

Trà gừng bạc hà

Trà gừng bạc hà

8. Trà gừng sữa hấp dẫn

Món trà gừng sữa được rất nhiều người sử dụng vì dễ uống và có mùi thơm đặc trưng. Để làm thức uống này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu ngay sau đây:

  • Gừng tươi.
  • Trà túi lọc.
  • Mật ong.
  • Sữa tươi.
  • Đường trắng.

Trà gừng sữa hấp dẫn

Trà gừng sữa

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cắt gừng tươi thành lát mỏng sau khi rửa sạch và cạo vỏ.
  • Bước 2: Đun sôi nước và cho gừng tươi vào khoảng 10 phút, tắt bếp.
  • Bước 3: Cho trà túi lọc vào trong nồi, ủ trong vòng 7 phút với túi bã của trà.
  • Bước 4: Tiếp theo đổ hỗn hợp qua rây lọc, cho vào ly thủy tinh, thêm sữa, mật ong và nước cốt gừng tươi.

Với trà gừng sữa tươi bạn có thể uống ấm hoặc lạnh tùy ý. Nếu muốn lạnh bạn có thể cho thêm chút đá vào ly nước.

9. Trà gừng đường nâu

Nguyên liệu cần có cho thức uống trà gừng đường nâu là: Gừng tươi, trà túi lọc và đường nâu.

Cách làm trà gừng đường nâu như sau:

  • Bước 1: Cạo vỏ gừng tươi, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Bước 2: Cho gừng đã thái vào cốc chứa nước sôi. Ngâm hỗn hợp trong vòng 10 phút và dùng rây lọc bỏ phần gừng.
  • Bước 3: Ủ trà túi lọc trong nước sôi, ủ trà trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Bước 4: Cho phân nước gừng đã rây vào phần nước trà. Thêm đường nâu vào theo khẩu vị và bạn có thể thưởng thức ngay.

Trà gừng đường nâu

Trà gừng đường nâu

Những tác dụng tuyệt vời của trà gừng

Trà gừng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Cụ thể đó là:

1. Điều trị cảm giác buồn nôn

Gừng tươi có tác dụng tốt trong việc điều trị các triệu chứng nôn và buồn nôn. Khi đó giúp cơ thể cảm thấy khỏe hơn sau một thời gian ngắn khi dùng gừng.

Bên cạnh đó, trà gừng còn giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng, hiện tượng trào ngược dạ dày ở thực quản.

2. Cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động

Việc sử dụng gừng tươi pha trà vừa phải đều đặn mỗi ngày có thể giúp điều chỉnh được lượng đường trong máu rất tốt. Đồng thời giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ các khoáng chất và dinh dưỡng vô cùng hiệu quả.

Từ đó, giúp kích thích sự thèm ăn và duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh trong trạng thái tốt nhất.

3. Giảm co thắt kinh nguyệt

Ở phái nữ thường bị đau bụng kinh trong thời kì “dâu rụng” do hormon prostaglandin tăng lên đột ngột. Hormon này gây triệu chứng đau, gây co thắt kinh nguyệt có thể gây sốt.

Vì vậy, khi sử dụng gừng sẽ giúp làm giảm lượng prostaglandin có trong cơ thể. Khi đó giúp làm giảm đau do co thắt kinh nguyệt xảy ra.

Giảm co thắt kinh nguyệt

Trà gừng giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt

4. Giảm đau nhức xương khớp

Trong thành phần của gừng tươi có chứa gingerol, có tác dụng chống viêm, ức chế chemokin, cytokin,… . Do đó, gừng giúp cải thiện tình trạng viêm và đau khớp gối, giảm bớt sự khó chịu cho cơ, ngăn gừa đau nhức xương khớp rất tốt.

5. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong gừng có chứa rất nhiều chất oxy hóa có khả năng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số bệnh ung thư hiệu quả. Các hợp chất có trong gừng giúp làm giảm các bệnh ung thư như: Ung thư đại trực tràng, ung thư buồng trứng,… .

Mặt khác, gừng còn có khả năng giúp bảo vệ da khỏi tác động trực tiếp của tia cực tím.

6. Ngăn chặn nguy cơ suy giảm trí nhớ

Thành phần có trong gừng giúp cho tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa rất tốt. Khi đó giúp ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào có trong cơ thể.

Chính vì vậy, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ do tuổi tác rất tốt. Đặc biệt là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người già.

Một số lưu ý khi uống trà gừng

Mặc dù khi uống trà gừng mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nhưng khi sử dụng không đúng cách, quá liều lượng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Ngay sau đây là những lưu ý khi uống trà gừng:
  • Không nên sử dụng lượng gừng vượt quá 5 gram mỗi ngày.
  • Cần tham khảo tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng gừng mỗi ngày với những ai đang có vấn đề về sức khỏe.
  • Với phụ nữ mang thai nên hỏi kỹ bác sĩ, không nên tự ý sử dụng, vì gừng sẽ làm ảnh hưởng để hormon giới tính của thai nhi, có thể gây nên nguy cơ khiến thai nhi bị dị tật.
  • Người bị bệnh viêm loét dạ dày không nên sử dụng trà gừng sẽ khiến tăng nồng độ axit và gây ra biến chứng có hại cho hệ tiêu hóa như: ợ nóng,… .

Sử dụng gừng thế nào cho hợp lý?

Gừng không chỉ được dùng làm gia vị trong ẩm thực mà còn có thể chế biến thành nhiều nguyên liệu khác nhau sử dụng hàng ngày như:

1. Chế biến thành trà gừng

Trà gừng có rất nhiều công dụng cho sức khỏe của con người. Trong thành phần của gừng có chứa: gingerol, shogaol, zingerone và paradol,… mang đến những công dụng sau:

  • Giúp tăng cường quá trình phân hủy mỡ, giảm hấp thụ chất béo và tránh cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Có tác dụng kháng viêm do có chất gingerol, giúp giảm ho, giảm viêm họng tốt.
  • Thành phần có trong gừng giúp chống lại virus gây hại cho hệ hô hấp, giúp trị cảm hiệu quả.
  • Giảm buồn nôn, chống say xe.
  • Tăng cường chức năng não, ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ.
  • Giúp giảm đau, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Bạn nên uống trà gừng ấm khoảng 1 – 2 cốc mỗi ngày với lượng gừng khoảng 4mg/ngày để đảm bảo an toàn và hiệu quả tót nhất.

2. Làm trà gừng mật ong

Trà gừng pha mật ong có các tác dụng giống với uống trà gừng tươi như phía trên. Tuy nhiên, có thêm một số lợi ích đó là:

  • Cải thiện lưu thông máu rất tốt.
  • Trị bệnh hen suyễn hiệu quả.
  • Trị ho, giảm viêm hiệu quả do trong mật ong có chứa vitamin B, C, D, E.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

Làm trà gừng mật ong

Uống trà gừng mật ong 2 – 3 ly mỗi ngày

Để giúp trà gừng mật ong phát huy tác dụng tốt nhất cho sức khỏe, bạn cần chú ý cách sử dụng hợp lý và đúng cách như sau:

  • Chỉ nên uống 2 – 3 ly trà gừng mật ong mỗi ngày, không lạm dụng uống nhiều gây ợ nóng, buồn nôn, nổi mụn,… .
  • Nên uống trà gừng mật ong vào buổi sáng, buổi chiều và uống sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Khi nước trà gừng đang nóng cao trên 70 độ C, không pha mật ong làm phá hủy hợp chất enzym và các dưỡng chất có trong mật ong.
  • Mỗi lần pha nước chỉ nên sử dụng 2- 3 muỗng mật ong mỗi ngày, không lạm dụng gây tác dụng ngược.

3. Chế biến làm kẹo gừng

Kẹo gừng được sử dụng phổ biến và rất dễ bảo quản, tiện mang theo bên người mọi lúc mọi nơi. Kẹo gừng có công dụng giữ ấm cho dạ dày, chống viêm dạ dày rất tốt.

Chế biến làm kẹo gừng

Ngậm kẹo gừng chống say xe, buồn nôn

Ngoài ra, kẹo gừng rất tốt cho cổ họng, chống viêm họng, chống buồn nôn, chống say xe,… . Bạn có thể ngậm cho kẹo tan từ từ trong miệng để đạt hiệu quả cao nhất.

Hy vọng với những công thức về cách làm trà gừng trên do Wasaco chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện dễ dàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!

 




Bài xem nhiều